Bạn đang muốn tìm cách làm tan máu bầm ở mí mắt nhanh nhất? Máu bầm tím ở mí mắt mắt không những gây mất thẩm mỹ mà còn khiến bạn trở nên kém tự tin hơn khi giao tiếp hàng ngày. Vậy bạn đang tìm cách làm tan máu bầm mí mắt không tốn nhiều thời gian và hiệu quả nhất. Cùng theo dõi chúng tôi để tìm hiểu những cách giúp làm tan máu bầm ở mí mắt.
Nguyên nhân dẫn đến máu bầm ở mí mắt
Hiện tượng mắt tụ máu bầm ở mí mắt đề cập đến tình trạng các tế bào hồng cầu tích tụ xung quanh khu vực mắt, xảy khi:
- Do thiếu vitamin C, thiếu yếu tố đông máu XIII và vitamin K.
- Do chấn thương tại vùng đầu mặt.
- Do ho hoặc hắt hơi quá mạnh
- Do tăng áp lực hệ thống tĩnh mạch vùng đầu mặt trong đó có mắt nhưng: nôn, ho, hắt hơi, xì mũi và gắng sức do mang vác, rặn đẻ.
- Do sau phẫu thuật LASIK có dùng dụng cụ cố định mắt bằng áp lực âm.
- Do nhiễm Leptospira (một loại xoắn khuẩn)
- Các bệnh lý liên quan đến rối loạn đông máu bẩm sinh hay mắc phải
- Do bệnh tăng huyết áp
- Đang dùng những thuốc chống đông máu cho các bệnh tim mạch.
- Cuối cùng, có thể do tai biến sau lặn sâu, lặn biển đi kèm với quá trình giảm áp hay tăng áp đột ngột của đường thở.
Gợi ý những cách làm tan máu bầm ở mí mắt hiệu quả nhất
Bằng cách chườm ấm
Làm tan máu bầm bằng cách chườm ấm để giảm tình trạng máu bấm mí mắt. Sức nóng có tác dụng giúp làm tan máu bầm tích tụ ở mí mắt một cách an toàn và hiệu quả. Để thực hiện đúng cách làm tan máu bầm ở mí mắt bằng chườm ấm, bạn thực hiện theo các bước sau:
- Gấp khăn lại và đặt vào tô.
- Đổ nước nóng vào một tô để ngâm khăn. Lưu ý không sử dụng nước sôi chỉ dùng nước ấm với nhiệt độ vừa phải.
- Lấy khăn ra và vắt thật khô.
- Gấp khăn làm bốn và nhẹ nhàng áp lên chỗ bị máu bầm ở mí mắt trong vòng 20 phút.
Bằng Massage vùng mí mắt
Để làm tiêu máu bầm ở mí mắt, massage vùng mí mắt cũng là một cách hiệu quả. Trong quá trình massage, vùng mí mắt bị máu bầm sẽ được làm ấm lên và qua đó làm tan máu bầm. Có thể thực hiện massage vùng mí mắt khoảng 3 lần mỗi ngày, vào những khi rảnh rỗi và trước khi đi ngủ.
Hướng dẫn cách đánh tan máu bầm ở mí mắt rất dễ thực hiện: Bạn chỉ cần có một quả trứng đã được luộc chín, bóc vỏ và đợi một lúc để sức nóng của trứng giảm bớt rồi lăn qua lăn lại tại vùng mí mắt bị bầm tím. Thực hiện mỗi ngày từ 1 – 2 lần sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.
Bằng bổ sung Vitamin C
Vitamin C không chỉ là chất giúp tăng cường hệ miễn dịch và làm đẹp da, còn giúp làm tan máu bầm mí mắt hiệu quả. Do đó, nếu mí mắt bị máu bầm tím, bạn nên tăng cường bổ sung vitamin C cho cơ thể của mình thông qua những loại trái cây có vị chua như: Bưởi, cam, ổi và dâu tây hay những loại rau có màu xanh đậm.
Bằng chườm lạnh
Chườm đá lạnh trong khoảng 24 – 48 giờ kể từ lúc bị chấn thương sẽ giúp giảm thiểu tình trạng tích tụ máu bầm ở mí mắt. Bên cạnh đó, nhiệt độ thấp từ đá cũng có khả năng làm giảm tình trạng sưng và xoa dịu cơn đau nhức khó chịu ở vùng mí mắt bị bầm tím.
Nếu bạn quyết định dùng cách làm tan máu bầm ở mí mắt này để điều trị, hãy lưu ý một số điều sau đây:
- Không để đá lạnh tiếp xúc trực tiếp vào vùng da. Hãy cho đá viên vào một túi chườm. Ngoài ra, bạn có thể quấn thêm một lớp khăn bông quanh túi chườm nếu muốn. Tuy nhiên, phải đảm bảo khăn bông bạn dùng đã được giặt sạch nhằm phòng ngừa nhiễm trùng mắt.
- Nhẹ nhàng áp túi chườm lên khu vực mí mắt bị bầm tím trong khoảng từ 10 – 20 phút. Không đè mạnh lên nhãn cầu mắt.
- Bạn có thể lặp lại cách làm tan máu bầm ở mí mắt bằng chườm đá nhiều lần trong ngày. Các chuyên gia cho rằng biện pháp chườm lạnh chỉ hữu hiệu trong vòng tối đa hai ngày kể từ khi bạn bị chấn thương.
- Lặp lại nhiều lần chườm đá trong ngày trong 1 – 2 ngày.
Bị bầm tím ở mí mắt bao lâu sẽ hết?
Thông thường, vết bầm tím tại mí mắt có thể lành sau 14 ngày. Trong thời gian này, màu sắc chỗ quầng thâm mắt có thể sẽ thay đổi từ đậm sang nhạt như sau:
- Tại thời điểm bị chấn thương: khu vực xung quanh mắt sẽ đỏ lên do máu bắt đầu tích lũy.
- Sau đó từ 1 – 2 ngày sau khi chấn thương: huyết sắc tố (hemoglobin) trong hồng cầu vỡ ra, khiến vùng da ở khu vực xung quanh mắt này chuyển sang màu xanh tím. Cùng lúc đó, bạn sẽ cảm thấy sưng và nhức khó tả.
- Từ ngày 2 – 10 sau khi gặp chấn thương: cơ thể bắt đầu “dọn dẹp” phần máu tích tụ tại mí mắt, từ đó xoa dịu tình trạng sưng nhức và chuyển màu da từ xanh tím sang vàng lục.
- Từ ngày 10 – 14: quầng thâm ở mí mắt mắt chỉ còn là vệt nâu nhạt.
- Sau ngày 14: vết máu bầm tím dường như mờ hẳn.
Tổng kết
Trên đây là gợi ý của chúng tôi về những cách làm tan máu bầm ở mí mắt hiệu quả nhất. Mong rằng qua bài viết các bạn sẽ tìm được cách làm giảm máu bầm ở mí mắt phù hợp với mình.