Theo tục lệ ngày xưa để lại, cứ vào ngày rằm (15) âm lịch hàng tháng, các gia đình người Việt Nam thường sẽ làm lễ cúng gia tiên, gia thần để cầu xin cho tất cả mọi người trong gia đình được khỏe mạnh, bình an và may mắn,… Dưới đây là ý nghĩa và văn khấn thần linh ngày rằm mà có thể bạn đang quan tâm.
Ngày mùng một và ngày rằm có ý nghĩa gì?
Ngày mùng một hay còn được gọi là ngày “sóc”. Nguyên nghĩa của từ “sóc” là khởi đầu hoặc là bắt đầu. Ngày mùng một còn là ngày bắt đầu của một tháng nên được gọi là ngày sóc. Ngày Rằm hay được gọi là ngày “vọng”. “Vọng” có nghĩa là nhìn xa trông rộng đây còn là ngày mà mặt trăng và mặt trời đối xứng nhau ở hai cực xa nhất trong tháng.
Ý nghĩa việc cúng mùng một và ngày rằm hàng tháng
Theo phong tục của ông bà xưa để lại, vào ngày mùng 1 của mỗi tháng Âm lịch còn được gọi là ngày sóc. Từ “ sóc” này mang ý nghĩa là khởi đầu hay bắt đầu. Còn đối với ngày rằm hay còn có tên gọi khác là ngày “vọng”. Từ “vọng” này mang ý nghĩa là nhìn xa trông rộng. Vì ngày này mặt trăng và mặt trời đối xứng nhau và là ngày mà mặt trăng gần trái đất.
Đó chính là lý do người xưa có quan niệm rằng, vào ngày này mặt trăng và mặt trời sẽ nhìn rất rõ nhau và thấu hiểu nhau sẽ soi chiếu vào tâm hồn con người. Vì thế con người mới trở nên thông minh sáng suốt, trong sạch, tránh xa được những cái đen tối vẩn đục trong lòng họ.
Nhờ sự thông suốt đó của con người mà thần linh và ông bà Tổ tiên sẽ thông thương với họ. Lòng thành cầu nguyện của họ sẽ chạm được tới sự cảm ứng giữa quỷ-thần và con người trên “ trần gian “ này, nên họ luôn được an lành. Từ đó, người Việt của chúng ta luôn coi ngày “Sóc” và ngày “Vọng” là hai ngày tưởng nhớ tổ tiên, cúng ông bà qua hàng nghìn năm lịch sử của đất nước.
Văn khấn thần linh ngày rằm đúng cách
Văn khấn Thần linh ngày Rằm
“Nam mô A Di Đà Phật”
“Nam mô A Di Đà Phật”
“Nam mô A Di Đà Phật”
Con xin kính lạy chín phương trời, con xin kính lạy mười phương Chư Phật, con xin kính lạy Chư Phật 10 phương.
Con kính lạy chư vị Tôn thần
Con kính lạy phủ Thần quân
Con kính lạy thổ địa Long Mạch
Con kính lạy các ngài Phúc đức chính Thần
Con kính lạy tiền hậu địa chủ tài thần
Con kính lạy các ngài Tôn thần cai quản ở đây
Hôm nay là ngày …(rằm)….. tháng ….. năm 20..
Con tên là (ví dụ:Nguyễn Văn B)……………………………………..
Cư ngụ tại (số nhà) ,con cùng toàn thể gia quyến thành tâm dâng hương hoa, lễ vật, kim ngân trà quả và đốt nén hương thơm này dâng lên.
Chúng con thành tâm kính mời các Ngài và xin các Ngài chứng giám lòng thành của chúng con. Chúng con mời các Ngài thụ hưởng lễ vật và phù hộ cho gia đình chúng con bình an, công việc thuận lợi, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm, tránh mọi điều dữ trong gia đạo.
Chúng con xin kính lễ và cúi xin được các Ngài phù hộ độ trì cho chúng con.
“Nam mô A di Đà Phật”
“Nam mô A Di Đà Phật”
“Nam mô A Di Đà Phật”
Văn khấn gia tiên
“Nam mô A Di Đà Phật”
“Nam mô A Di Đà Phật”
“Nam mô A Di Đà Phật”
Hôm nay là ngày rằm, tháng…… Hôm nay chúng con xin dâng lễ vật cầu mong Trời đất, tổ tiên, ông bà quá cố phù hộ cho gia đạo của chúng con luôn được bình an, mọi người mạnh khỏe, tai qua nạn khỏi, gặp mọi điều lành và tránh mọi điều dữ, gia đạo hòa hợp, làm ăn phát tài.
Lạy 3 lần:
“ Nam mô A Di Đà Phật”
“Nam mô A Di Đà Phật”
“Nam mô A Di Đà Phật”
Cách sắm lễ thắp hương ngày Rằm
Lễ cúng vào ngày rằm thường sẽ là lễ chay gồm các lễ vật như: Hương, hoa, trầu cau, quả, tiền vàng. Ngoài lễ chay ra thì cũng có thể một số gia đình cúng thêm lễ mặn vào ngày này thêm các loại lễ vật như: Rượu, thịt gà luộc và các món mặn.
Sắm lễ ngày Rằm chủ yếu là thành tâm kính lễ và cầu xin cho gia đạo bình an.
Khi thắp hương thì người thắp hương thường phải thắp theo số lẻ, bởi vì số lẻ tượng trưng cho phần âm. Vì thế, gia chủ có thể thắp 1, 3, 5, 7 hoặc 9 nén hương trên mỗi bát hương.
Ý nghĩa của số nén nhang được thắp theo quan niệm dân gian:
Thắp 1 nén nhang là tượng trưng cho bình an.
Thắp 3 nén nhang là tượng trưng cho việc báo tin cho người thân bảo vệ người trong nhà và đánh đuổi vận xấu.
Thắp 5 nén nhang là tượng trưng cho việc dự báo hung cát cho người khác hoặc mời gọi thần linh hiện về.
Thắp 7 nén nhang là tượng trưng việc mời gọi thiên thần, thiên binh thiên tướng ( thường rất ít khi thắp 7 nén nhang).
Thắp 9 nén nhang là tín hiệu cầu cứu (không thắp như vậy khi không cần thiết).
Tổng kết
Trên đây là bài viết hướng dẫn những lễ vật, nội dung của văn khấn thần linh ngày rằm, gia tiên hàng tháng để bạn có thể thực hiện được lễ cúng đúng và thiêng liêng nhất. Nếu bạn muốn chia sẻ những thông tin, kinh nghiệm thì hãy bình luận nhé.