Thời kỳ 8 tháng đầu là bước đệm để bé phát triển và hoàn thiện khả năng ăn uống sau này. Tuy nhiên với những gia đình có con lần đầu vẫn còn bỡ ngỡ với câu hỏi bé 8 tháng tuổi ăn bao nhiêu là đủ?
Giai đoạn 8 tháng tuổi là lúc để trẻ tăng trưởng mạnh mẽ nhất. Để con yêu phát triển khỏe mạnh các bà mẹ cần chú ý những nguyên tắc ăn uống sau.
Trả lời câu hỏi bé 8 tháng tuổi ăn bao nhiêu là đủ?
Ở lứa tuổi này sữa cân là nguồn cung cấp thức ăn chính, mỗi ngày mẹ nên cho bé bú 500 – 600ml sữa. Trong đó có thể bao gồm sữa mẹ, sữa pha, sữa dinh dưỡng. Bạn có thể tập cho bé ăn phô-mai, váng sữa ngoài ra cần cho bé ăn 2 – 3 bữa bột/ngày bao gồm đủ 4 nhóm chất: Chất đạm, chất xơ, chất béo và chất khoáng. Bạn nhớ lưu ý nhóm chất béo cần được cung cấp đủ nếu thiếu chất béo thì khả năng hấp thụ một số chất vitamin E, D, K của bé sẽ bị hạn chế bởi đó là các vitamin tan trong dầu. Bạn nên cho trẻ ăn 1 – 2 bữa hoa quả chín hoặc nước hoa quả trong ngày. Bạn cần đảm bảo lượng thực phẩm trong một bữa bột của bé ở lứa tuổi này là 20 – 25g chất bột, 20 – 30g chất đạm, 10 – 15g rau xanh, 10g dầu ăn và cho trẻ ăn theo nguyên tắc ăn từ ít đến nhiều, từ lỏng đến đặc theo từng loại thực phẩm. Các bà mẹ nên cho bé ăn đa dạng các loại thực phẩm, chỉ ăn gạo tẻ trắng không ăn nước xương hầm.
Thực đơn cho bé 8 tháng tuổi
Dưới đây là thực đơn trong tuần cho bé trong 8 tháng tuổi, các bà mẹ hãy tham khảo nhé.
Thứ 2 và thứ 4
- 6 giờ: Bú mẹ
- 8 giờ: Bột/cháo thịt lợn – rau dền
- 10 giờ: Chuối tiêu – 1 quả
- 11 giờ: Bú mẹ
- 14 giờ: Bột/cháo cua – rau mồng tơi
- 16 giờ: Nước cam tươi (50 – 100g) +5g đường
- 18 giờ: Bột/cháo cá – rau cải
- 19 giờ: Cho bé bú sữa mẹ
Thứ 3 và thứ 5
- 6 giờ: Bú mẹ
- 8 giờ: Bột/cháo thịt gà – rau ngót
- 10 giờ: Đu đủ/100 – 200g
- 11 giờ: Bú mẹ
- 14 giờ: Bột/cháo sữa – cà rốt
- 16 giờ: Nước cam tươi (50 – 100g) +5g đường
- 18 giờ: Bột/cháo ngan – rau ngót
- 19 giờ: Cho bé bú sữa mẹ
- Thứ 6 và chủ nhật
- 6 giờ: Bú mẹ
- 8 giờ: Bột/cháo thịt băm – rau chân vịt
- 10 giờ: Táo/ 50 – 100g
- 11 giờ: Bú mẹ
- 14 giờ: Bột/cháo lươn – bí đỏ
- 16 giờ: 60 – 80g
- 18 giờ: Bột/cháo thịt lợn – bí xanh
- 19 giờ: Cho bé bú sữa mẹ
Thứ 7
- 6 giờ: Bú mẹ
- 8 giờ: Bột/cháo gà – rau ngót
- 10 giờ: Xoài/50 – 100g
- 11 giờ: Bú mẹ
- 14 giờ: Bột/cháo tôm – su su
- 16 giờ: 60 – 80g
- 18 giờ: Bột/cháo thịt lợn – cà rốt
- 19 giờ: Cho bé bú sữa mẹ
- Nguyên tắc ăn dặm cho bé 8 tháng tuổi ăn bao nhiêu là đủ
Các loại thức ăn như: Thịt, cá, rau chỉ có tác dụng bổ sung dinh dưỡng cho trẻ chứ không thể thay thế được sữa mẹ. Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng thiết yếu cung cấp nhiều dưỡng chất giúp trẻ tăng sức đề kháng, kháng khuẩn, giảm nguy cơ mắc bệnh. Chính vì vậy mẹ cần cho con bú sữa mẹ đầy đủ. Sau này khi đã lớn hơn các mẹ có thể giảm lượng sữa và tăng các món ăn khác sao cho phù hợp với độ tuổi của bé.
Trong 8 tháng tuổi là thời gian cho trẻ ăn dặm phù hợp nhất. Vì thế, trong thời gian này tốc độ tăng trưởng của bé bắt đầu phát triển mạnh đồng nghĩa với nhu cầu dinh dưỡng tăng lên sữa mẹ khi ấy không đủ đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho trẻ chính vì vậy trẻ cần được ăn dặm để phát triển tốt.
Nguyên tắc cho trẻ ăn dặm
Ăn từ ít đến nhiều
Thời gian đầu cha mẹ nên cho con ăn từ ít đến nhiều. Trong 3 bữa đầu tiên có thể cho trẻ ăn từ 5 – 10ml thức ăn. Lượng thức ăn cần tăng dần đều để cơ quan tiêu hóa của trẻ có thể làm quen với một loại thức ăn mới không phải sữa mẹ.
Chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng và hợp vệ sinh
Nên cho bé ăn các loại thức ăn dễ tiêu hóa như: Cháo, rau, củ, quả. Các bà mẹ nên lựa chính những loại thức ăn sạch, hợp vệ sinh tốt nhất nên sử dụng các loại thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng vì hệ tiêu hóa của trẻ còn rất yếu ớt.
Nuôi con khôn lớn là quá trình không hề dễ dàng với các bậc phụ huynh. Trong từng giai đoạn đều có những bước ngoặt đáng để cha mẹ lưu ý. Hy vọng với những chia sẻ về bé 8 tháng tuổi ăn bao nhiêu là đủ sẽ giúp ích cho các mẹ. Xin chân thành cảm ơn!