Chu kỳ khủng hoảng kinh tế

Dù có phải là người quan tâm hay theo học ngành kinh tế hay không thì chắc chắn ai cũng đã từng nghe đến khủng hoảng kinh tế. Vậy bạn có thực sự biết bản chất của nó là gì và chu kỳ khủng hoảng kinh tế là bao lâu không? Cùng theo dõi bài viết dưới đây để có cái nhìn sâu sắc hơn về vấn đề này nhé!

Khủng hoảng kinh tế là gì?

Các bạn có thể thấy rất nhiều định nghĩa về khủng hoảng kinh tế. Khủng hoảng kinh tế trong tiếng Anh là Economic Crisis. Hiểu một cách đơn giản thì đây là tình trạng xảy ra khi nền kinh tế của một quốc gia, hoặc nhiều quốc gia trở nên xấu đi. Hay nói cách khác, khủng hoảng kinh tế chính là sự suy giảm các hoạt động kinh tế trên cả nước và tình trạng này diễn ra trong một thời gian dài.

chu ky khung hoang kinh te

Hiểu theo một cách sâu xa thì bản chất của khủng hoảng kinh tế là làm mất đi sự ổn định cũng như định hướng của nền kinh tế. Theo triết học Mác – Lênin, khủng hoảng kinh tế để chỉ khoảng thời gian chuyển biến rất nhanh sang giai đoạn suy thoái kinh tế. Nó đề cập đến quá trình tái sản xuất của kinh tế đang bị suy giảm tạm thời và hậu quả mà nó để lại rất nghiêm trọng đối với các quốc gia rơi vào tình trạng này. Thời gian diễn ra khủng hoảng kinh tế sẽ làm xung đột giữa các tầng lớp trong xã hội trở nên căng thẳng, đồng thời nó cũng sẽ là giai đoạn để tái khởi động một quá trình tích tụ tư bản mới.

Hiện nay, hầu hết các quốc gia đều phát triển nền kinh tế theo hướng hợp tác song phương, đa phương. Vì vậy, sự phát triển kinh tế của mỗi đất nước đều có sự liên kết chặt chẽ với các quốc gia khác. Do đó, khủng hoảng kinh tế xảy ra ở một nước thì có thể kéo theo nhiều quốc gia khác, thậm chí lan ra toàn thế giới. Quốc gia có nền kinh tế càng phát triển thì khủng hoảng kinh tế càng dễ xảy ra, đây có lẽ là một sự thật khá bất ngờ với nhiều người. Đương nhiên, việc khắc phục và hồi phục lại nền kinh tế sau mỗi giai đoạn khủng hoảng này cũng không phải là điều dễ dàng.

Chu kỳ khủng hoảng kinh tế

Nếu nhìn lại những cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới mới đây là 1987, 1997, 2008, có thể thấy đó là dự báo cho chu kỳ khủng hoảng kinh tế 10 năm có thể xảy ra.

chu ky khung hoang kinh te

Năm 2008, thế giới đã trải qua cuộc khủng hoảng tài chính trầm trọng bao gồm sự phá sản hàng loạt hệ thống ngân hàng, tình trạng “đói” tín dụng, tình trạng sụt giá chứng khoán hay mất giá tiền tệ quy mô lớn ở Mỹ và ở nhiều nước châu Âu và nguồn gốc từ khủng hoảng tài chính ở phố Wall.

Tình trạng căng thẳng của các tổ chức tài chính thứ cấp đã dẫn tới “đói” tín dụng ở nhiều quốc gia, gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng tới khu vực sản xuất. Khủng hoảng tài chính toàn cầu đã kéo theo suy thoái kinh tế ở nhiều nước trên thế giới.

Thời điểm đó, ngân hàng HSBC công bố tỷ lệ nợ xấu năm 2006 tăng 20%, tập đoàn tài chính New Century đệ đơn xin phá sản dù khi đó là hãng cho vay dưới chuẩn lớn nhất tại Mỹ, tập đoàn tài chính hàng đầu thế giới là Merrill Lynch bán tháo tài sản trong hai quỹ đầu tư Bear Stearns – là nơi cho vay tín dụng dưới chuẩn hàng tỷ USD, thậm chí ngân hàng lớn nhất của Pháp là BNP Paribas lúc đó cũng đóng băng hoạt động, rút vốn từ nhiều quỹ đầu tư…

Đó chỉ là một phần rất nhỏ trong những diễn biến ở các định chế tài chính hàng đầu thế giới, dẫn đến tác động xấu đến thị trường tài chính thứ cấp trên toàn cầu.

Năm 2008, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nước ta chỉ hơn 90 tỷ USD một chút, nhưng cũng phải nhận nhiều hậu quả từ cuộc khủng hoảng. Có thể nói năm 2008 là năm khó khăn với kinh tế Việt Nam khi vừa đối mặt với khủng hoảng giá nhiên liệu,  sắt thép, lương thực vừa phải chống chọi với khủng hoảng địa ốc.

Một nền kinh tế tăng trưởng sẽ dựa vào 60% vốn đầu tư, hơn nữa vừa gia nhập WTO được 2 năm nên Việt Nam đã chịu không ít tác động từ cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, mặc dù diễn ra chậm hơn vì thị trường tài chính nước ta chưa rộng cửa và có biện pháp dự phòng rủi ro tại thời điểm đó.

Từ khi nhân loại bước vào thời kỳ kinh tế thị trường( thời kỳ nối tiếp kinh tế tự nhiên), các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác – Lênin khi nghiên cứu về chủ nghĩa tư bản đã chỉ ra quy luật khủng hoảng kinh tế có tính chu kỳ. Thời gian lặp lại khủng hoảng có thể khác nhưng bản chất vẫn như nhau.

Theo như nhận xét của tỷ phú Bill Gates thì cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008 sẽ quay lại. Đây cũng là lời cảnh báo mới đây của Ngân hàng thế giới (WB). 

Nếu nhìn lại những cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới mới đây là năm 1987, 1997, 2008, và dựa vào dự báo một vài năm tới cho thấy “chu kỳ khủng hoảng 10 năm” có thể xảy ra.

Ảnh hưởng của đại dịch covid đến kinh tế thế giới

Năm 2020 đang được dự báo là khởi đầu cho một chu kỳ khủng hoảng kinh tế mới trên thế giới. Đại dịch Covid-19 cũng chính là nguyên nhân càng làm tăng tính nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng kinh tế lần thứ tư này.

Nếu xét về tính quy luật của một chu kỳ kinh tế theo phân tích của nhiều nhà kinh tế học thì khủng hoảng kinh tế thế giới đã bắt đầu có dấu hiệu từ năm 2019. 

chu ky khung hoang kinh te

Năm 2019, dịch Covid-19 bùng phát ở Trung Quốc và nhanh chóng lây lan sang châu Âu, Mỹ và châu Á. Từ giữa tháng 3/2020 là cú sốc đối với nền kinh tế toàn cầu vốn đứng trước bờ vực của cuộc khủng hoảng lần thứ tư. Dịch bệnh tiếp tục lây lan, không thể kiểm soát, sẽ sẽ càng làm cho một cuộc khủng hoảng kinh tế mới trên diện rộng.

Điều đáng nói là, ảnh hưởng của đại dịch sẽ làm cuộc khủng hoảng lần này có nguy cơ tác động tiêu cực một cách mạnh mẽ và sâu rộng đến toàn bộ nền kinh tế thế giới so với 3 cuộc khủng hoảng gần đây nhất.

Có thể thấy, chu kỳ khủng hoảng kinh tế dường như là không thể tránh khỏi và để lại những hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Hiện nay, tình hình covid – 19 đang diễn biến căng thẳng và mất kiểm soát trên nhiều nước càng khiến cuộc khủng hoảng kinh tế lần thứ 4 này trở nên khó lường. 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *