“Trứng rụng bao lâu thì có kinh?” là câu hỏi chắc hẳn được nhiều chị em quan tâm bởi trên thực tế nhiều chị em chưa biết cách tính như ngày trứng rụng như thế cho đúng. Việc tính ngày trứng rụng ảnh hưởng đến nhiều vấn đề khác nhau như chuyện “yêu” của vợ chồng, tính ngày để thụ thai,… Vậy bài viết hôm nay sẽ cùng chị em giải đáp câu hỏi này nhé!
Đáp án cho câu hỏi trứng rụng bao lâu thì có kinh?
Câu hỏi “Trứng rụng bao lâu thì có kinh?” có lẽ sẽ được nhiều chị em thắc mắc. Chu kỳ kinh nguyệt bình thường diễn ra trong 24-28 ngày, ngày rụng trứng thường là từ 10-14 của chu kỳ. Muốn biết ngày rụng trứng của mình, chị em hoàn toàn có thể vào công cụ tính ngày rụng trứng như Flo. Đây được xem là một trong những ứng dụng khá hot khi theo dõi chu kỳ rụng trứng, kinh nguyệt hay mang thai của chị em đó. Ngoài ra, trong điều kiện thuận lợi, tinh trùng có thể sống được 3-5 ngày trong ống dẫn trứng.
Thời gian | Khả năng mang thai |
Tuần đầu tiên | Ngày thứ nhất đến thứ 7 sau khi hết kinh nguyệt, là ngày quan hệ an toàn, khả năng mang thai thấp. |
Tuần thứ 2 và thứ 3 | Ngày thứ 8 đến 15, khả năng mang thai là 70%, nên sử dụng các biện pháp tránh thai đề phòng trường hợp mang thai ngoài ý muốn |
Tuần thứ 4 | Dựa theo cách tính ngày rụng trứng thì ngày 15 – 20 là ngày rụng trứng sắp đến, cơ hội thụ thai cao nhất nếu cơ thể chị em hoàn toàn khỏe mạnh và có vòng kinh ổn định. |
Tuần thứ 5 | Trứng đã rụng và đang trong quá trình đào thai, chuẩn bị đón kỳ kinh nguyệt mới, không có khả năng mang thai. |
Hết kinh mấy ngày thì quan hệ không có thai với chị em có chu kỳ kinh nguyệt đều
Thông thường, chu kỳ kinh nguyệt của nữ giới rơi vào khoảng 28-32 ngày, một số trường hợp rối loạn có thể kéo dài hơn lên đến 35 ngày.
Kinh nguyệt đều tức là chu kỳ kinh ổn định được hiểu là kỳ kinh tháng trước bao nhiêu ngày thì kỳ kinh tháng sau cũng tương tự như vậy. Lúc này, thời gian rụng trứng sẽ rơi vào khoảng giữa của chu kỳ kinh nguyệt.
Việc hết kinh 1 tuần quan hệ có thai không hay kết kinh 8 ngày rồi làm chuyện “yêu” có thai không sẽ chịu ảnh hưởng lớn bởi số ngày hành kinh và chu kỳ kinh nguyệt. Thông thường, để quan hệ không mang thai, nữ giới có thể chọn thời điểm vừa hết kinh hoặc khi bắt đầu một chu kỳ kinh mới để cùng một nửa yêu dấu của mình tiến hành chuyện “yêu”. Chú ý, chị em nên tránh quan hệ vào thời điểm trước hoặc sau 3-4 ngày rụng trứng do tinh trùng có thể tồn tại tối đa 1 tuần nếu đã đến được tử cung.
Hết kinh nguyệt mấy ngày thì quan hệ không có thai với nữ giới có chu kỳ kinh nguyệt không đều
Với những chị em có chu kỳ kinh nguyệt không đều thì rất khó để trả lời chính xác hết kinh nguyệt mấy ngày thì quan hệ không có thai. Bởi lẽ, khi kinh nguyệt lộn xộn sẽ dẫn đến hoạt động rụng trứng cũng diễn ra không ổn định.
Ở trường hợp này, chị em có thể rụng trứng sau khi hết kinh nguyệt khoảng 10, 15, 20 ngày hoặc thậm chí gần bắt đầu chu kỳ kinh khác mới rụng trứng. Đặc biệt, với những người có chu kỳ kinh dài khoảng từ 35-40 ngày sẽ càng khó xác định ngày rụng trứng cũng như ngày quan hệ an toàn.
Chị em cùng tham khảo một số phương pháp ngừa thai an toàn dưới đây nhé
Các chị em nên sử dụng một số biện pháp bảo vệ an toàn như sau:
- Sử dụng bao cao su mỗi lần quan hệ ngay cả trong những ngày an toàn.
- Đặt vòng tránh thai: phù hợp cho phụ nữ có kế hoạch hóa gia đình theo chỉ định của bác sĩ.
- Thuốc tránh thai: được biết đến là một trong những phương pháp tránh thai đem lại hiệu quả, tuy nhiên bạn chỉ nên dùng cho các trường hợp khẩn cấp, tránh lạm dụng vì có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn như: ung thư cổ tử cung, ung thư gan,…
- Xuất tinh ra ngoài: có thể giảm 60% khả năng mang thai.
- Tránh ngày bằng cách tính ngày an toàn theo chu kỳ kinh nguyệt.
Một số dấu hiệu khác của cơ thể để mẹ nhận biết mình đã mang thai hay chưa
Thứ nhất, mẹ cảm thấy ngực có hơi đau nhức, phần nhũ hoa chuyển màu thẫm. Đây là dấu hiệu có phần giống với giai đoạn tiền kinh nguyệt, khi mang thai vùng ngực của mẹ sẽ có phần căng tức và nếu mẹ quan sát kỹ sẽ thấy nhũ hoa có màu sẫm hơn so với thường ngày.
Thứ hai, “cô bé” xuất hiện huyết nâu đỏ. Hiện tượng ra máu sẽ xuất hiện trong khoảng 2 tuần đầu của thai kỳ do sự thay đổi ở cổ tử cung hoặc cấn thai tạo ra. Nhiều mẹ sẽ nhầm lẫn với kinh nguyệt nhưng nếu mẹ quan sát kỹ sẽ thấy lượng máu cũng như thời gian ra máu sẽ khác so với những lần ra kinh nguyệt. Tuy nhiên, nếu lượng máu nhiều và kéo dài hơn 2 ngày thì đó có thể là chu kỳ kinh nguyệt, còn nếu máu có đốm màu nâu đỏ, ngắn ngày thì đó có thể là dấu hiệu của hiện tượng mang thai.
Thứ ba, thường xuyên đi tiểu. Đây cũng là một trong những dấu hiệu khá phổ biến khi mang thai. Do lượng hormone HCG tăng lên khiến mẹ đi tiểu nhiều hơn. Cũng có thể là do tử cung to lên đè ép lên bàng quang và dẫn đến tình trạng này khi qua tháng thứ 3 của thai kỳ.
Thứ tư, buồn nôn. Đây được coi là dấu hiệu rất nhiều chị em phụ nữ gặp phải. Bởi đa số phụ nữ khi mang thai đều cực kỳ nhạy cảm với những các mùi, hương vị như của món ăn, nước uống,… Bên cạnh đó cũng có một số người thèm ăn bất thường với những khung giờ đảo lộn, khác nhau. Tình trạng buồn nôn thường kéo dài và nhạy cảm trong khoảng những tháng đầu của thai kỳ.
Thứ năm, sự thay đổi về số đo vòng 3 cơ thể. Theo kinh nghiệm dân gian, khung xương chậu của phụ nữ sẽ thay đổi khi mang thai, do đó vùng mông trông sẽ nở nang hơn. Điều này nếu ai tinh ý sẽ nhận thấy sự khác biệt dù thai phụ chưa có thay đổi đáng kể về vóc dáng ở khoảng 1 2 tháng đầu của thai kỳ.
Như vậy, bài viết hôm nay đã giúp các bạn trả lời cho câu hỏi “trứng rụng bao lâu thì có kinh?” đồng thời đưa ra cách tính chu kỳ kinh nguyệt. Hy vọng qua bài viết hôm nay, các bạn có những kiến thức liên quan đến cơ thể, sức khỏe mình cũng như những lưu ý khi làm chuyện “yêu” nhé!